KIỂM ĐỊNH BÌNH NÉN KHÍ – CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KVI

KIỂM ĐỊNH BÌNH NÉN KHÍ

Hiện nay theo các quy phạm an toàn, những thiết bị làm việc với áp suất từ 0,7 kG/cm2 trở lên được coi là các thiết bị chịu áp lực. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thiết bị chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 kG/cm2 và có tích số P.V ≥ 200 (với P-áp suất: tính bằng kG/cm2  và V-thể tích: tính bằng Lít ) thì mới phải tiến hành kiểm định.

Một số thuật ngữ liên quan bình chịu áp lực

  • Bình chịu áp lực: là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
  • Bình áp lực liên hợp: là tổ hợp gồm hai hay nhiều bình chịu áp lực nối với nhau làm việc trong điều kiện giống nhau hoặc khác nhau về áp suất, nhiệt độ và môi chất.
  • Bể (Xi-téc): là bình chịu áp lực (c1o thể tích lớn hơn) được đặt trên toa xe lửa, ô tô, hoặc các phương tiện vận tải khác. Thông thường, bể có dạng hình trụ hoặc ô van.
  • Thùng: là bình chịu áp lực có dạng hình trụ đặt nằm hoặc nằm đứng, có thể đặt cố định hoặc di chuyển.
  • Chai: là loại bình chịu áp lực bằng kim loại có dung tích nhỏ (thường dưới 100 lít), dùng để chứa các chất lỏng, khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất.
  • Bình hấp hoặc nồi nấu: là loại bình chịu áp lực trong đó xảy ra quá trình nhiệt học. Bình hấp hoặc nồi nấu có thể được đốt nóng bằng điện, khí nóng hơi nước hoặc các loại nhiên liệu khác.
  • Nồi hơi đun bằng điện: là nồi hơi dùng điện để đun nước thành hơi dùng cho thiết bị khác.
  • Người chủ sở hữu: bình chíu áp lực là tổ chức, cá nhân sở hữu thực sự về bình.
  • Người sử dụng bình chịu áp lực là tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp sử dụng bình, cũng như sử dụng môi chất chứa trong các bình đó.

Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau

  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
  • Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
  • Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định định kỳ bình áp lực là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.

ĐỌC THÊM:

Thiết bị áp lực hay cụ thể là bình chịu áp lực là gì?

Là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

Khi nào cần phải kiểm định thiết bị bị áp lực?

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: 
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: 
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • – Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình;
  • – Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
  • – Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (đối với bình cố định);
  • – Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Thiết bị áp lực như thế nào không cần phải kiểm định?

Đó là các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200, bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít.

Thiết bị áp lực nào cần phải kiểm định?

Đó là các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar không kể áp suất thủy tĩnh(theo QCVN 01-2008/BLĐTBXH), thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Quy trình kiểm định bình chịu áp lực

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

  • – Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chịu áp lực;
  • – Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • – Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
  • – Kiểm tra vận hành;
  • – Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:

  • – Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12V, nếu bình làm việc với môi chất cháy nổ phải dùng đèn an toàn phòng nổ.
  • – Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3kg đến 0,5kg;
  • – Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;
  • – Dụng cụ đo đạc, cơ khí: Thước cặp, thước dây;
  • – Thiết bị kiểm tra được bên trong: Thiết bị nội soi.

Thiết bị , dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín:

  • – Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;
  • – Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín.

Thiết bị , dụng cụ đo lường:

  • – Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.

Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác(nếu cần):

  • – Thiết bị kiểm tra siêu âm chiều dầy;
  • – Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
  • – Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.

Để lại bình luận

0975227586