KIỂM ĐỊNH XE NÂNG – CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KVI

KIỂM ĐỊNH XE NÂNG

Thiết bị nâng hạ là một trong những loại máy móc nguy hiểm nhất. Các loại thiết bị nâng gồm trục ôtô, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cẩu tháp, vận thăng, xe nâng, thang máy, thang cuốn, cầu trục, cổng trục, băng tải, … hoặc các loại máy đơn giản như kích tời, palăng,…để nâng hạ, vận chuyển hàng hoá, vật liệu, các cấu kiện…

Khi sử dụng các loại máy này, nhiều trường hợp đã xảy ra tai nạn do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do tính toán, sử dụng hoặc điều khiển các thiết bị nâng hạ của các loại máy móc không đúng mục đích hoặc không theo quy phạm an toàn, rơi đỏ vỡ tải do độ bền dây cáp, dây xích và độ tin cậy của phanh hãm không đảm bảo hoặc do chằng buộc vật nâng không đúng cách.

Các tai nạn thường thấy do thiết bị nâng gây ra:

– Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).

– Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún sụt do chân chống không vững hoặc mặt nền đặt cần trục không đảm bảo).

– Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.

– Phóng điện do thiết bị nâng xâm phạm vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.

Do đó việc kiểm định thiết bị nâng là vô cùng quan trọng, người kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ các kết cấu của máy trục, thử tải tĩnh và động nhằm ngăn ngừa tai nạn do thiết bị nâng gây ra.

Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau

– Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;

– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;

– Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

– Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;

– Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định định kỳ của các thiết bị nâng là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quy trình kiểm định thiết bị nâng
  2. Một số tiêu chuẩn về thiết bị nâng:

– TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.

– TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.

– TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.

– TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.

– TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.

– TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.

Mục hỏi đáp????
Sau bao lâu quá trình kiểm định xe nâng hoàn tất.
Quá trình kiểm định xe nâng phụ thuộc vào khâu chuyển bị, phối hợp giữa thợ lái, người quản lý xe nâng. Thời gian thực hiện công việc kiểm định là sau 1 – 2 ngày sau khi tiếp nhận hợp đồng.
Chu kì (thời hạn) kiểm định xe nâng hàng là bao lâu?
Trả lời: Công tác kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định. Do đó không thể nói chính xác trước thời hạn kiểm định xe nâng hàng được. Vì còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động, mức độ hao mòn, hỏng hóc, hư hại….mà kiểm định viên mới đưa ra quyết định thời hạn kiểm định xe nâng hoặc đề nghị sửa chữa, thay thế…
 
 
Hỏi: Tôi cần chuẩn bị gì cho quá trình kiểm định xe nâng?
Trả lời: Chuẩn bị, sắp xếp các hồ sơ liên quan đến xe nâng. Nếu xe nâng đã từng kiểm định, cần phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định lần trước. Cần phải phối hợp tốt giữa kiểm định viên với nhân viên quản lý, vận hành xe nâng hàng để thực hiện công việc kiểm định được tốt hơn cũng như cung cấp các chuẩn đoán, thực hiện các vấn đề liên quan trước và sau khi kiểm định
Thời hạn kiểm định định kỳ của các thiết bị nâng là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.
Hỏi: Sau quá trình kiểm định xe nâng bao lâu thì chúng tôi nhận được hồ sơ kiểm định?
Trả lời: Thời gian cung cấp hồ sơ kiểm định còn tùy thuộc vào thời gian tiến hành khắc phục sữa chữa các hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn (nếu có).
Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau:
  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
  • Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
  • Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định xe nâng:
TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.

Để lại bình luận

0975227586