KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI – CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KVI

KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI

Mức độ nguy hiểm của nồi hơi là rất lớn là do nồi hơi làm việc ở áp suất và nhiệt độ cao. Nếu như nồi hơi không đảm bảo các điều kiện an toàn do thiết kế, chế tạo và vận hành. Vì vậy trong danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (theo thông tư 32/2011 – BLĐTBXH) thì nồi hơi là thiết bị xếp vị trí số một về mức độ nguy hiểm.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KVI hân hạnh hợp tác và phục vụ quý khách hàng với dịch vụ kiểm định an toàn nồi hơi. Là công ty kiểm định có đội ngũ kiểm định viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị áp lực nói chung, nồi hơi nói riêng. Được trang bị các thiết bị máy móc phục vụ cho quy trình kiểm định hiện đại.

Kiểm định nồi hơi để làm gì?

  • Điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
  • Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
  • Ngoài ra kiểm định nồi hơi đảm bảo an toàn,giảm thiểu những thiệt hại trong sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Thông qua kết quả kiểm định từ đó khắc phục các hư hại, bảo trì, sữa chữa để nồi hơi (lò hơi) hoặt động hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả làm việc, tăng năng suất lao động, cũng như quá trình sản xuất.

Thời điểm nào thì tiến hành kiểm định nồi hơi?

  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn.
  • Sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong.
  • Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng nồi hơi.
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định nồi hơi: là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 02 năm một lần.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho quy trình kiểm định nồi hơi. 

Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn:

+ TCVN 7704: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704: 2007)-> (Tiêu chuẩn cũ TCVN 6004: 1995)

Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115o C (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704: 2007)->(Tiêu chuẩn cũ TCVN 6004: 1995)

Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thuỷ tĩnh) (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010). -> Tiêu chuẩn cũ TCVN 6153: 1996);

+ TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

+ TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).

Tiêu chuẩn trên được áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi: Quy trình kiểm định kỹ thuật an nồi hơi do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008.

Nồi hơi là gì?

Là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản xuất hơi của nồi hơi.

Kiểm định nồi hơi khi nào?

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quôc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời han của lần kiểm đinh trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng;
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Nồi hơi (lò hơi) như thế nào thì không phải kiểm định?

Các loại nồi hơi có áp suất làm việc của hơi lớn hơn 0,7 bar, nồi đun nước nóng có nhiệt độ của nước lớn hơn 115°c thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bari hành.

Đối với nồi hơi như thế nào không cần phải kiểm định?

  • Nồi hơi có áp suất lớn hơn 0,7 bar nhưng dung tích chứa hơi và nước không quá 25 lít và tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200;
  • Nồi hơi đốt bằng năng lượng hạt nhân;
  • Bình bốc hơi mà nguồn nhiệt là hơi nước từ nơi khác đưa tới;
  • Nồi hơi đốt bằng năng lượng mặt trời;
  • Nồi hơi đốt bằng năng lượng điện;
  • Các nồi hơi đặt trên tàu hỏa, tàu thủy và các phương tiện vận tải khác.

Các bước kiểm định

Khí kiểm định nồi hơi và nồi đun nước nóng phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
  • Kiểm tra vận hành;
  • Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểmtra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định an toàn nồi hơi

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
– Thiết bị , dụng cụ phục vụ khám xét:

  • Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12V;
  • Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3kg đến 0,5kg;
  • Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;
  • Dụng cụ đo khoảng cách, độ dài: Thước cặp, thước dây;
  • Thiết bị kiểm tra được bên trong: Thiết bị nội soi.

– Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín:

  • Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;
  • Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín;

– Thiết bị, dụng cụ đo lường:
Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.
– Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần):

  • Thiết bị kiểm tra siêu âm chiều dầy;
  • Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy;
  • Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.

Để lại bình luận

0975227586